Kết quả tìm kiếm cho "vác can"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1852
Nhiều địa phương trong tỉnh đang thu hoạch lúa, rau màu vụ hè thu. Ngoài niềm phấn khởi của nông dân, đây cũng là thời điểm lao động thời vụ có thêm thu nhập. Tuy nhiên, do việc thu hoạch diễn ra đồng loạt, nên nhu cầu lao động khá lớn, trong khi nguồn cung lao động ngày càng khan hiếm, ảnh hưởng đến thời vụ.
Từ những căn nhà tạm bợ, người có công với cách mạng được an cư trong mái ấm vững chãi. Mỗi ngôi nhà mới là sự tri ân của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với công lao của những người có công.
Sau khi rời nhiệm sở do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiều cán bộ bán chuyên trách ở An Giang quay về với ruộng vườn, nghề truyền thống của gia đình để khởi nghiệp bằng cả sự dấn thân, tự tin và sáng tạo.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện những dòng chữ cổ bên trong Đại kim tự tháp Ai Cập, cho rằng những dòng chữ đã xác nhận danh tính người đã xây dựng công trình này cách đây 4.500 năm.
Sau hợp nhất tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, đến nay mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng đã đi vào nề nếp. Xung quanh vấn đề này, Đại tá Phạm Văn Thắng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, kiêm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết:
Cùng ngụ xã Cù Lao Giêng, ông Lưu Văn Đàng (60 tuổi, ngụ ấp Tấn Quới) và ông Tô Văn Hồng (63 tuổi, ấp Tấn Phước) mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Giữa lúc này, sự giúp đỡ từ cộng đồng sẽ là nguồn động viên rất lớn giúp họ có thêm nghị lực vượt qua bệnh tật.
Hôm nay 1/7, là thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc - khi chúng ta chính thức đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Mùa nước nổi đang về với Búng Bình Thiên, hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây, nằm nơi biên giới huyện An Phú. Mặt nước vốn trong xanh nay chuyển sắc phù sa theo dòng sông Bình Di (Bình Ghi) đổ về. Mỗi thay đổi của thiên nhiên, dù nhẹ, đều kéo theo chuyển động sâu lắng trong nhịp sống người dân, nơi “con nước” là thứ duy nhất không đứng yên.
Có những con người sống thầm lặng, không ồn ào, không khoa trương, nhưng chính sự chân chất, tận tụy của họ lại trở thành nguồn cảm hứng, lan tỏa điều tử tế đến cộng đồng. Ông Lê Hoài Cư (tên thường gọi Chín Cư), cựu thanh niên xung phong (ngụ ấp Vĩnh Lợi 1, xã Châu Phong, TX. Tân Châu) là một người như thế.
Những năm qua, An Giang sự phát triển không ngừng trên mọi mặt. Trong hành trình chuyển mình đầy mạnh mẽ ấy, có một “dòng chảy” thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng, miệt mài góp sức, chắp cánh cho những khát vọng vươn xa của quê hương. Đó chính là báo chí An Giang - tiếng nói của lòng dân, nhịp đập của thời đại và là người bạn đồng hành thủy chung trên mỗi bước đường phát triển của tỉnh.
Không micro chuyên nghiệp, không ê-kíp quay dựng, không phòng thu đạt chuẩn, cũng chẳng có trợ lý kỹ thuật. Thế nhưng, mỗi ngày, tiếng nói của quê hương vẫn đều đặn vang lên qua những bản tin phát thanh, bài viết lan tỏa trên mạng xã hội, được thực hiện bằng tất cả tâm huyết và tình yêu nghề của những phóng viên cơ sở.
Thượng tá, nhà văn Nguyễn Phú hiện là cán bộ giảng dạy tại Học viện Biên phòng, tác giả của nhiều truyện ngắn viết về vùng cao phía Bắc-vốn là địa bàn anh từng công tác nhiều năm. Viết ít nhưng kỹ và tinh, truyện anh giàu chất thơ, mỗi truyện ngắn như một bài thơ trong trẻo, có nét buồn, đẹp, sâu thẳm tình người. Tập truyện “Hoa pằng nảng rơi rơi” (Nhà xuất bản Văn học, 2024) tập hợp 12 truyện tiêu biểu cho thấy một phong cách truyện ngắn riêng.